Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh ít mắc bệnh trĩ hơn so với người có chế độ ăn nhiều chất béo và đường tinh chế. Tăng cường ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,… Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và giảm uống bia, rượu.
Không nên rặn, khiêng nặng
Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên.
Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.
Khi đi vệ sinh nên sử dụng ghế kê chân toilet, đây là một thiết bị cách nước phương tây sử dụng rất nhiều để xúc tiến quá trình bài tiết, tránh rặn mạnh. Đây được đánh giá là sản phẩm hỗ trợ phòng tránh và điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm - moisturized toilet tissue).
Người mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy đau đớn ở hậu môn và cảm giác căng thẳng luôn ám ảnh.
***Bài viết xem thêm: Nhận biết các triệu chứng của bệnh Trĩ
Tránh táo bón
Nên vận động để tránh táo bón và giảm trọng lượng đối với bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nên xoa bụng hàng ngày 1 đến 2 lần theo chiều kim đồng hồ để tránh táo bón.
Tránh táo bón
Nên vận động để tránh táo bón và giảm trọng lượng đối với bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nên xoa bụng hàng ngày 1 đến 2 lần theo chiều kim đồng hồ để tránh táo bón.
Đăng nhận xét