0
Có đa số người bệnh trĩ đang điều trị sai cách, họ không tìm hiểu kĩ về cách điều trị mà chỉ nghe qua lời người khác rồi tin và làm theo, vô tình hình thành nhiều thói quen sai. 
Dưới đây là một số sai lầm mà người bệnh trĩ thường mắc phải, không những không chữa được bệnh mà còn làm mức độ bệnh nặng hơn.

1. Tư thế ngồi vệ sinh sai dẫn đến nhiều bệnh
Hiện nay, 45% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ, nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt tùy tiện, lao động nặng hoặc ngồi nhiều, lười vận động và luôn có tư thế ngồi bêt khi đi vệ sinh. Các nhà khoa học mỹ chứng minh ngồi bệt khiến quá trình bài tiết diễn ra chậm hơn, không tốt đối với người bệnh trĩ. Theo đó nên sử dụng ghế kê chân toiltet để tạo tư thế ngồi giống như ngồi xổm mới là tư thế chuẩn khoa học.

Đây không phải là bệnh hiểm nghèo, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng do bệnh nhân không nắm rõ phương pháp điều trị, vệ sinh và sinh hoạt thiếu khoa học.

2. Tâm lý e ngại, giấu bệnh
Trĩ là bệnh ở vùng kín đáo nên nhiều người thường có tâm lý e ngại, xấu hổ. Khi có các triệu chứng ban đầu như táo bón, đau hoặc sưng nề vùng hậu môn bệnh nhân không đi thăm khám khiến bệnh ngày càng nặng hơn, gây viêm nhiễm, dẫn đến búi trĩ sưng đau và sa ra ngoài, ngày càng tạo thành búi lớn. Khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ thì bệnh đã nặng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, có thể phải phẫu thuật nếu trĩ đã ở cấp độ 3,4.
Lời khuyên: Ngay khi có các dấu hiệu ban đầu, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá để được điều trị thích hợp, nhanh chóng.

3. Vệ sinh không đúng cách
Sau khi đi vệ sinh, nếu bệnh nhân dùng xà phòng hoặc giấy vệ sinh cứng sẽ làm kích ứng mô hậu môn và gây trầy xước, đau rát. Nhiều bệnh nhân tự ý thụt rửa sâu vào bên trong hậu môn, làm tổn thương niêm mạc, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, khiến bệnh ngày càng nặng hơn
Lời khuyên: Bệnh nhân nên vệ sinh nhẹ nhàng khu vực hậu môn với nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm. Tránh chà sát quá mạnh, không được thụt rửa sâu bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.
***Đọc thêm: Tư thế đi vệ sinh thế nào là đúng cách và tránh được nhiều bệnh?

4. Đi bộ quá nhiều
Đối với người bình thường đi bộ nhiều sẽ tốt cho sức khỏe hơn, tuy nhiên ở người bệnh trĩ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân. Khi đi bộ nhiều và lâu sẽ gây áp lực lên ổ bụng và khu vực hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bệnh sẽ khó chữa hơn.
Người bệnh tránh vận động mạnh và lâu, nên vận động nhẹ nhàng, ưu tiên các bài thể dục tốt cho cơ hậu môn và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa như yoga, dưỡng sinh. Chỉ nên đi bộ quãng ngắn, tránh bưng bê vật nặng, không ngồi nhiều giờ liên tục hay đứng quá lâu.

Đăng nhận xét

 
Top