0
Tư thế vệ sinh mà ngày ngày bạn thực hiện chắc chắn bạn không hề biết đó là sai quy luật, nếu đang sử dụng bồn cầu bệt khi đi vệ sinh thì bạn cần thêm một chiếc ghế kê chân đi vệ sinh.

Ngồi xổm khi đi vệ sinh giúp góc hậu môn trực tràng được mở rộng nhất có thể, tống chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có thể gây nên sự gia tăng huyết áp, theo một nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết việc ngồi xổm hay ngồi bệt khi đi cầu luôn gây nhiều tranh luận.

Nhiều doanh nghiệp, công ty tại các nước châu Âu hiện đang thực hiện quá trình xây lắp nhà vệ sinh ngồi xổm để đảm bảo sức khỏe cho công nhân nơi đây.

Các bồn cầu ngồi xổm, được xả nước tự động có các chức năng giống như bồn cầu ngồi bệt được sáng chế ra. Và sự công nghiệp hóa cũng như thiết kế của nó không kém gì bồn bệt, quay lại với cuối thế kỷ 19, Benton thiết kế ra bồn cầu ngồi bệt với nhiều điểm tiện dụng. Loại sản phẩm này được đồng loạt sử dụng ở các nước phương Tây và các nước phát triển.

Theo các chuyên gia quá trình đi vệ sinh qua ruột vốn rất phức tạp, tư thế ngồi xổm khiến góc trực tràng mở rộng, chất thải được đưa ra ngoài qua ống hậu môn được dễ dàng. Một cuộc khảo sát về vấn đề này do 28 tình nguyện viên khỏe mạnh được yêu cầu ghi lại những chuyển động của ruột trong quá trình đi vệ sinh. 
***Đọc thêm: Triệu chứng để nhận biết bạn đã mắc bệnh trĩ
Các nhà nghiên cứu yêu cầu họ ngồi theo nhiều tư thế nhiều độ cao khác nhau và đo lại thời gian. Kết quả cho thấy tư thế ngồi xổm dễ dàng hơn tư thế ngồi bệt. Việc đi tiêu trong thời gian dài và gây nhiều áp lực nên xương chậu có thể gây nên các vết nứt hậu môn mãn tính. 

Toilet ngồi xổm được cho là hữu ích cho những người bị bệnh táo bón lâu năm, nếu đang sử dụng bồn cầu ngồi bệt có thể dùng thêm ghế kê chân bồn cầu để hỗ trợ có tư thế ngồi giống như ngồi xổm.

Mặc dù vậy, không phải ngồi xổm là hoàn toàn tốt, cũng có những chứng minh việc đó gây nên sự ra tăng nhỏ trong huyết áp. Bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ để hình thành cho mình và gia đình thói quen tốt khi đi vệ sinh.

Đăng nhận xét

 
Top