0
Vào mùa đông mỗi gia đình đều có trong nhà một chiếc bình nóng lạnh để phục vụ cho nhu cầu tắm nước nóng của mọi người. Tuy nhiên nhiều người không quan tâm đến việc vệ sinh nó chỉ đợi đến khi cần sửa bình nóng lạnh tại nhà.

Là một thiết bị thiết yếu trong gia đình nên bạn cần thường xuyên vệ sinh bình nóng lạnh tại nhà để có được nguồn nước sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ cho bình nóng lạnh.
Việc vệ sinh không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Nhưng nếu không am hiểu về các bộ phận của bình, tốt nhất là nên nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên sửa chữa, vệ sinh bình nóng lạnh để không xảy ra tình trạng hỏng thiết bị.

Theo các chuyên gia, vệ sinh định kỳ bình nóng lạnh mỗi năm từ 1-2 lần, tùy thuộc vào chất lượng nước nơi bạn sinh sống. Do điều kiện khí hậu ở miền Bắc có 2 mùa nóng và lạnh, nhiều gia đình thường chỉ sử dụng bình khi đã vào đông. Nếu vậy, việc súc xả bình nóng lạnh ngay từ đầu mùa đông là điều vô cùng cần thiết.
Đặc biệt, nếu gia đình bạn ở chỗ nước bẩn, có nhiều phèn, canxi thì bạn nên vệ sinh bình nóng lạnh nhiều lần hơn so với những gia đình ở nơi được sử dụng nước sạch.

Cách vệ sinh bình nóng lạnh
Trước khi vệ sinh, cần ngắt hoàn toàn nguồn dẫn điện vào bình nóng lạnh.
Sau đó, tháo rơ-le điều chỉnh nhiệt độ của máy ra khỏi bình nóng lạnh, sau đó, làm sạch toàn bộ các rắc cắm ở rơ-le và các rắc cắm chân sợi đốt, để đảm bảo khi cắm chắc chắn không có tia lửa điện và hiện tượng chập, cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.
Tiếp theo, cần sục vệ sinh bình nóng lạnh với mục đích là giúp các thành viên trong gia đình tránh được tình trạng sử dụng nước bẩn và gây tốn điện.
***Có thể bạn quan tâm: Hơn 10 triệu thuê bao di động đã bị khóa dịch vụ 
Sau khi tháo bình nóng lạnh ra, bạn sẽ thấy có một sợi đốt và lọc nước. Nếu nước gia đình bạn sử dụng có nhiều cặn thì bộ lọc này sẽ bám đầy cặn canxi trắng khiến cho nước khó thông.
Bộ lọc nước này có thể thay hoặc không vì giá cả khá mềm, khoảng 250 nghìn. Nếu không thay, bạn có thể làm sạch bằng cách gỡ nó ra và đánh sạch lớp canxi bám đầy trong bộ lọc đó đồng thời hãy vệ sinh hút cặn bám xung quanh ở dưới đấy bình và các van nước ra vào của bình nóng lạnh.

Kiểm tra thanh magie (thanh tẩy cặn) xem có hao mòn không. Nếu thanh đã hao mòn trên 60% so với hình dáng ban đầu bạn nên thay một thanh magie mới. Nếu thanh bị mòn mà bạn không thay mới, thanh magie sẽ phản ứng với các kim loại trong bình và gây ăn mòn vỏ bình, gây ra sự cố rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho ngừoi sử dụng.
Sau khi xúc xả bình nóng lạnh xong, bạn hãy đóng kín bình lại như cũ để tránh bình nóng lạnh bị rò điện hoặc bị rò nước. Sau đó lắp lại bình theo thứ tự, chú ý siết chặt các van nước tránh rò rỉ rồi khởi động lại máy.
Nếu bạn muốn chắc chắc đảm bảo an toàn, tránh nổ hay giật điện thì có thể sử dụng cách dịch vụ bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà, bảo dưỡng bình nóng lạnh hay bất kể đồ dùng điện lạnh nào đúng qui định à điều hết sức cần thiết. 

Đăng nhận xét

 
Top